Chăm sóc trẻ mắc tay - chân - miệng

Thứ tư - 03/10/2018 14:32
Với bệnh tay - chân - miệng (TCM), ngoài việc phát hiện và chăm sóc đúng thì chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị bệnh để đảm bảo trẻ đủ sức đề kháng chống lại bệnh tật là rất quan trọng.
Chăm sóc trẻ mắc tay - chân - miệng

Bệnh rất dễ lây lan

Bệnh gặp chủ yếu ở trẻ em dưới 5 tuổi, nhất là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vaccin để phòng bệnh. Trong khi đó, bệnh lây lan mạnh do trẻ lành tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với trẻ bị bệnh qua chất tiết ở đường hô hấp trên, họng, hầu, răng miệng (nước bọt, chất nhày ở mũi họng), các dụng cụ đồ chơi, dụng cụ dùng trong các bữa ăn (bát, đũa, thìa...), khăn lau tay, khăn rửa mặt hoặc phân của trẻ bệnh lây lan ra môi trường xung quanh.

Đặc điểm của bệnh là có sốt nhẹ hoặc sốt rất cao 39 - 40oC. Miệng trẻ bị sưng nên chảy nước miếng liên tục, biếng ăn, quấy khóc nhiều, run tay chân, có khi giật mình, da và niêm mạc bị tổn thương gây nên các vết loét hoặc bọng nước (phỏng nước) có đường kính khá lớn, thường từ 2 - 10mm. Bọng nước có hình ô van (hình bầu dục), nổi cộm lên hoặc nằm dưới lớp da màu đỏ, không đau. Vị trí các bọng nước chủ yếu ở vùng mông, đầu gối, lòng bàn tay, lòng bàn chân (ấn nhẹ thì không đau), trong niêm mạc miệng hoặc có thể xuất hiện ở lưng, bụng, đùi. Khi bọng nước xẹp, khô thì để lại màu da hơi thâm. Đặc biệt là một số trường hợp không điển hình chỉ loét miệng rất dễ nhầm với loét miệng do nhiệt hoặc loét miệng do Herpes. Các vết loét trong miệng khi vỡ ra có thể gây nôn hoặc gây tiêu chảy. Hầu hết bệnh TCM là do virut đường ruột Coxsackie A16 thì bệnh nhẹ và sẽ tự khỏi. Nhưng nguy hiểm nhất của bệnh TCM là do Enterovirus 71 (EV71) bởi vì chúng có thể gây nên một số biến chứng nguy hiểm như rung, giật cơ, liệt chi, co giật, hôn mê, suy hô hấp, viêm cơ tim, trụy tim mạch hoặc viêm não - màng não và có thể gây tử vong.

Cần ăn uống thế nào?

Vì trẻ biếng ăn hoặc bỏ ăn do đau trong miệng (miệng loét), mệt mỏi, hay quấy khóc cho nên thức ăn phải nấu thật nhuyễn, mềm, đủ chất và không nóng để cho trẻ có cảm giác ngon miệng khi ăn và quên đi sự đau đớn. Trẻ có thể ăn sữa chua, sữa bột pha hoặc bột dinh dưỡng, cháo nấu thật nhuyễn, súp hầm kỹ, nước hoa quả tươi. Với trẻ còn bú mẹ, cần cho trẻ bú như bình thường và có thể tăng số lần, thời gian cho bú, vì mỗi lần trẻ bú không được nhiều như lúc khỏe mạnh. Nên cho trẻ ăn nhiều lần trong ngày (vì trẻ đau miệng), mỗi lần ít một làm sao đủ năng lượng cho trẻ và không làm đau trẻ do các dụng cụ như thìa, ống hút sữa, bình, cốc... đụng chạm vào vết loét ở miệng của trẻ làm trẻ sợ và không dám ăn. Không nên cho trẻ uống nước nóng hoặc lạnh quá làm trẻ đau miệng.

Khi trẻ dần dần hồi phục và hết các vết loét gây đau đớn trong miệng, nên động viên trẻ ăn như bình thường, không kiêng khem để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ phát triển. Nên cho trẻ ăn nhiều lần trong ngày, mỗi lần ít một làm sao đủ năng lượng cho trẻ và không làm đau trẻ do các dụng cụ như thìa, ống hút sữa, bình, cốc... đụng chạm vào vết loét ở miệng của trẻ làm trẻ sợ và không dám ăn tiếp. Khi trẻ dần dần hồi phục và hết các vết loét gây đau đớn trong miệng, nên động viên trẻ ăn như bình thường, không kiêng khem để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ phát triển.

Lời khuyên của thầy thuốc

Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường là vô cùng cần thiết và quan trọng. Cần vệ sinh cá nhân cho trẻ hàng ngày, nhất là rửa tay, chân sạch bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước và sau khi cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ. Các loại quần áo, tã lót, khăn mặt của trẻ bị bệnh TCM, sau khi giặt sạch bằng xà phòng cần sát khuẩn bằng nước sôi hoặc dung dịch cloraminB và không giặt chung với các loại quần áo của trẻ lành với trẻ bệnh. Các hộ gia đình, nhà trẻ, lớp mẫu giáo cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn, ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Cần rửa tay sạch cho trẻ bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Tuyệt đối không mớm cơm, thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc. Không cho trẻ mút tay, ngậm mút đồ chơi, không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử khuẩn.

Phân của người bệnh TCM cần được xử lý tốt, tránh làm vương vãi ra môi trường xung quanh. Nên cho trẻ đi ngoài vào bô, chậu có sẵn chất diệt khuẩn như cloraminB. Nhà vệ sinh của các gia đình có người bị bệnh TCM luôn luôn sạch sẽ và được lau chùi bằng xà phòng và chất sát khuẩn.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Website các đơn vị
Văn bản mới

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành : 01/03/2024

212/PGDĐT

Ngày ban hành: 23/02/2024. Trích yếu: Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành : 01/03/2024

Thực đơn
Bữa sáng:

- Bún riêu cua đồng
- Sữa Ellac

Bữa trưa:

- Canh khoai mỡ, tôm thịt
- Bò xào bắp non
- Sapoche

Bữa xế:

- Nước cam sành

Bữa chiều:

- Miến nghiêu

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay258
  • Tháng hiện tại9,483
  • Tổng lượt truy cập3,095,090
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây