SƠ CỨU CHO TRẺ BỊ BỎNG MỘT CÁCH ĐÚNG NHẤT

Thứ sáu - 25/03/2022 14:59
Khi trẻ bị bỏng nước sôi, bỏng lửa cha mẹ hoặc người lớn có mặt lúc đó cần giữ bình tĩnh, sơ cứu đúng cách để vết thương của trẻ không bị lan rộng, ăn sâu gây nhiễm trùng và gây đau đớn cho trẻ.
1. Nguyên nhân gây bỏng:
Do nước canh nóng, nước đun sôi … đổ vào người gây bỏng. Do trong quá trình đun nấu vô ý chạm vào lửa khiến bị bỏng hoặc trẻ nhỏ nghịch lửa nên bị bỏng. Do bị bỏng khi gặp đám cháy lớn.
2. Cách sơ cứu khi bị bỏng:
Cha mẹ và người thân cần nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi nguồn gây bỏng.
Làm mát vết bỏng, tránh cho da khỏi bị rộp bằng cách mở vòi nước cho chảy chầm chậm lên vết bỏng khoảng 15 - 20 phút. Nước sạch vừa có tác dụng giảm nhiệt, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm, giảm độ sâu của vết thương.
Nhẹ nhàng tháo bỏ những vật cứng trên vùng bỏng như giầy, dép, vòng trước khi vết bỏng sưng nề.
Che phủ vùng bỏng bằng gạc vô khuẩn. Nếu không có gạc có thể dùng vải sạch
An ủi trẻ, cho uống nước và đặt trẻ ở tư thế nằm.
Nếu vết bỏng nhẹ, diện tích da bị bỏng nhỏ, tổn thương có thể tự liền nhờ quá trình biểu mô hóa, thì sau khi sơ cứu có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu nặng hơn thì ngay sau khi sơ cứu cần chuyển trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ điều trị kịp thời.
3. Cách phòng tránh bị bỏng:
Trẻ nhỏ vốn hiếu động, tò mò, …  do đó cha mẹ luôn luôn phải chú ý giám sát trẻ, sắp xếp đồ đạc mọi thứ quanh nhà hợp lý. Để phích nước sôi, thức ăn mới nấu, bàn là đang nóng, bật lửa, ... ở nơi trẻ không sờ hoặc với tới được. Kiểm tra nhiệt độ của thức ăn, đồ uống trước khi cho trẻ ăn, uống, kiểm tra nhiệt độ nước trước khi tắm cho trẻ, …
4. Một số sai lầm lớn nhất khi sơ cứu trẻ bị bỏng:
Sử dụng đá làm mát vết thương (khi gặp nhiệt độ lạnh đột ngột, phản ứng đối kháng với nhiệt độ bỏng của vết thương khiến cho vết thương bị nặng hơn)
Kem đánh răng (trong kem đánh hay vôi bột đều là các hóa chất chứa kiềm. Khi vết thương bỏng sẽ gây nên biến chứng khác khiến cho vết bỏng thêm nặng hơn)
Ngoài ra còn có một số cách khác như bôi lòng đỏ trứng gà, bôi nước mắm, nước tương, vắt nước củ chuối, … hay dùng thuốc khi chưa rõ nguồn gốc có khi không làm cho trẻ khỏi bỏng, khỏi nóng rát, khỏi đau mà còn gây nguy hiểm hơn cho trẻ
Sơ cứu bỏng cho trẻ là điều rất cần thiết tuy nhiên nếu sơ cứu hay chữa bỏng sai cách đều khiến cho tình trạng nạn nhân thêm nguy hiểm. Vì vậy để hạn chế ít nhất tổn thương nhất cho trẻ thì cần biết xử lý bỏng đúng cách.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Website các đơn vị
Văn bản mới

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành : 01/03/2024

212/PGDĐT

Ngày ban hành: 23/02/2024. Trích yếu: Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành : 01/03/2024

Thực đơn
Bữa sáng:

Bữa trưa:

Bữa xế:

Bữa chiều:

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập4
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm3
  • Hôm nay1,089
  • Tháng hiện tại17,760
  • Tổng lượt truy cập3,103,367
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây